Theo Sách Ứng dụng dịch học của GS.TS Nguyễn Tiến Đích:
Bàn về Thuyết Ngũ hành.
– Tại sao 5 yếu tố lửa, nước, Khí, đất và gỗ lại hữu sinh? Giải thích vấn đề này có lẽ phải đi với Thuyết Ngũ hành.
Như trên đã nói, Thuyết Ngũ hành quan niệm thế giới gồm cả vũ trụ và con người, được tạo nên bởi 5 yếu tố vật chất cơ bản. Đó là: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.
Kim: biểu thị tính ánh kim, có tính cứng, thanh tĩnh màu trắng sáng. – Mộc: biểu thị tính chất các loại hình cây cối, có tính sinh sôi, vươn lên, màu xanh. Thủy: biểu thị tính nước, hơi lạnh, có tính hàn, hướng xuống, màu đen. Hỏa: biểu thị tính của lửa, khí nóng, có tính nhiệt, hướng lên, màu đỏ. Thổ: biểu thị tính chất của đất, có tính tàng trữ, trưởng thành, hoá dục, màu vàng.
Sự vận động, tác dụng lẫn nhau của 5 loại vật chất cơ bản này đã tạo nên sự tiến hoá phát triển của vạn vật trong vũ trụ.
Ngũ hành (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ) có quan hệ tương sinh tương khắc. Tương sinh nghĩa là trợ giúp, ủng hộ, bồi bổ nhau. Tương khắc là ngăn cản, khống chế, làm hại nhau.
Ngũ hành tương sinh gồm có: Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim.
Ngũ hành tương khắc gồm có: Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim.
Sinh khắc là 2 mặt không thể tách rời của sự vật. Nó duy trì và thúc đẩy vạn vật không ngừng vận động và phát triển. Mối quan hệ sinh khắc của Ngũ hành được thể hiện trên sơ đồ Hình 2.2a.
Các vật chất cơ bản Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ nêu trên không phải là các vật thể cụ thể. Kim không phải là kim loại vật liệu; Mộc không phải là gỗ đồ mộc, Thủy không phải là nước H2O; Hỏa không phải là lửa đun nấu; Thổ không phải là đất canh tác. Vì vậy không thể dịch sang tiếng Anh: Kim là kim loại (metal), Mộc là gỗ (wood), Thủy là nước (water), Hỏa là lửa (fire), Thổ là đất earth) được!
Ngũ hành trong tiếng Việt đọc là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Chừ Trung Quốc là Kim (E), Mộc (S), Thủy (k), Hỏa ( ), Thổ (t) đọc phiên âm theo chữ la tinh tương ứng là: Jin, Mu, Shui, Huo, Tu, đều là những danh từ riêng, phải viết hoa. Thể nghĩa là các từ này chỉ có thể đọc phiên âm, không dịch ra một vật cụ thể được. Không thể dịch ra tiếng nước ngoài như thể Kim (là Kim loại, metal), Mộc (gỗ, wood), Thủy (nước, water)… Dịch như vậy là dịch rất thô thiển, dưới con mắt Cõi trần, mà không thấy tính hữu sinh của Ngũ hành theo cách nhìn từ các côi giới khác.
Kim = Khí hữu sinh, khác không khí hoặc gió; Mộc = gỗ hữu sinh, khác gỗ đồ mộc; Thủy = nước hữu sinh, khác nước tự nhiên H, 0; Hỏa = lửa hữu sinh, khác lửa đun nấu; Thổ = đất hữu sinh, khác đất trồng trọt.
2) Địa Chi (gọi tắt là Chi)
Có 12 Chi, đó là: Dần, Mão, Thìn, Tý, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi, Tý, Sửu
– Mười hai Chi âm dương, phối ngũ hành, phương vị, bốn mùa như ở Bảng 2.3, Cụ thể là: Các Chị Dần, Mão mang hành Mộc, thuộc phương Đông; Tị, Ngọ mang hành Hỏa, thuộc phương Nam; Thân, Dậu mang hành Kim, thuộc phương Tây; Hợi, Tý mang hành Thủy, thuộc phương Bắc; còn các Chi Thìn, Mùi, Tuất, Sửu mang hành Thổ, thuộc các phương tương ứng là Đông Nam, Tây Nam, Tây Bắc và Đông Bắc. Các Chị Dần, Mão, Thìn thuộc mùa Xuân, Tý, Ngọ, Mùi thuộc mùa Hạ, vv…
Mười hai Chi phối tạng phủ con người như sau: Dần là mật; Mão là gan; Tị – tim; Ngọ – ruột non; Tuất, Thìn – dạ dày; Sửu, Mùi – lá lách; Thân – ruột già; Dậu – phổi; Hợi – thận; Tý – bàng quang.